Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011

SỰ HIỂU LẦM VỀ CHẤT ĐẠM


SỰ HIỂU LẦM VỀ CHẤT ĐẠM

Dù biết rằng có rất nhiều quan điểm đôi khi sai lệch, lạc hậu, có hại cho đời sống và sức khỏe chúng ta nhưng vô tình, chúng ta đã tin và sống theo đó. Tin cho đến lúc không cần suy xét nữa và xem như đó là điều hiển nhiên đúng... Chẳng hạn như những suy nghĩ sai lạc về chất đạm, nhiều người cứ nghĩ ăn nhiều đạm động vật là tốt.
                                             

Có lần một chị bạn đến nhờ tôi khám chỗ chấn thương cẳng chân do tai nạn sau một tháng điều trị. Khi thấy thương tổn đã lành tốt, tôi khuyên chị nên tháo băng, bắt đầu tập luyện để thích nghi dần.
*     Truyền đạm để vết thương mau lành?
Thế nhưng lúc đó, chị bất chợt hỏi tôi rằng có nên truyền thêm đạm để vết thương mau lành? Tôi ngẩn người vì câu hỏi khá “chưng hửng”. Song, tôi tìm cách trấn an chị nếu không có vấn đề gì về tiêu hóa, đang ăn uống bình thường, chị không phải lo gì về chất đạm cả. Ngay lúc đó, người em của chị chìa ra tờ kết quả xét nghiệm máu và giải thích: “Vì cả hai chị em tôi là người ăn chay trường, nghe người ta nói an chay thường thiếu chất đạm, sợ vết thương không lành tốt nên hôm qua đi xét nghiệm máu để kiểm tra”. Tôi xem qua, thấy các thông số xét nghiệm không có gì bất thường và nhận ra ngay đây là vấn đề lo lắng do yếu tố tâm lý. Song điều đó chứng tỏ rằng những niềm tin phổ biến xuất phát từ quan niệm, tập tục trong đời sống đôi khi có sức tác động mạnh hơn cả những chứng minh trung thực về khoa học.
Thật sự là có sự hiểu lầm rất lớn về vấn đề chất đạm, ngay cả với một vài chuyên gia về dinh dưỡng ở các quốc gia phát triển. Có lẽ do một số nghiên cứu sai lệch vào khoảng thập niên trước 1950 cho rằng con người thường ăn uống không đủ chất đạm, điều này vô tình trở thành quan niệm phổ biến. Vì vậy ngày nay, người dân ở các nước phương Tây có thói quen tiêu thụ nhiều hơn gấp đôi lượng chất đạm cơ thể cần trong ngày. Điều đáng lo ngại hơn là trào lưu ăn uống ở các nước đang phát triển cũng đang bị ảnh hưởng nhanh chóng lối ẩm thực Âu – Mỹ, mà người dân lại không ý thức được rằng điều này có liên hệ mật thiết với nguy cơ của rất nhiều bệnh lý mãn tính.
Những nghiên cứu sâu sắc hơn về dinh dưỡng đã cho thấy rằng chất đạm có trong hầu hết các loại thực vật, ngay cả trong các loại rau. Sau đây là biểu đồ tóm lược hàm lượng đạm trong một số thực phẩm:

Loại thực phẩm
% Chất đạm trung bình
Các loại trái cây
5,5%
Các loại hạt
11%
Ngũ cốc (gạo, ngô...)
13%
Các loại rau
23%
Các loại đậu
28%
Lượng đạm cơ thể cần
Từ 2,5% - 10%
 
*        Thực tế trả lời khúc mắc cho chúng ta
Một ví dụ dễ thấy nhất về vấn đề này là việc phân tích hàm lượng đạm có trong sữa mẹ. Lúc mới lọt lòng, giai đoạn phát triển nhanh nhất của cơ thể nhằm thích nghi với một môi trường mới, trong sữa mẹ chỉ chứa khoảng 6% chất đạm. Các giai đoạn khác của con người ắt hẳn cần ít hơn, theo các nhà nghiên cứu là khoảng 2,5%. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, hàm lượng đạm trên cung cấp là từ 5-10%.
Nhưng dù chúng ta cần 2,5% hay 10% đi nữa thì khi nhìn vào biểu đồ trên cũng không có lý do gì lại lo lắng rằng mình ăn uống không đủ chất đạm. Nói một cách dễ hiểu hơn là tất cả các loại thực vật nguyên dạng đều chứa đầy ắp chất đạm.
Một quan điểm thiếu sót khác nữa cho rằng trong thực vật không chứa đầy đủ tất cả các loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Quan niệm này có lẽ xuất phát từ những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên loài chuột vào năm 1914. Nhưng điều này đã được chứng minh là không chính xác, vì những giai đoạn phát triển ở người khác xa với loài chuột. Những nghiên cứu mới đây đã cho thấy rõ rằng, trong mỗi loại thực vật nguyên dạng đều chứa đủ tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể con người.
Nhưng điều ngạc nhiên hơn là không chỉ các loại đậu mà ngay cả cà rốt, cà chua...cũng đều có chứa tất cả các loại đạm cơ thể cần.
*      Tiêu thụ quá mức chất đạm động vật có hại gì không?
Cả trên thực tế nghiên cứu lâm sàng và trong phòng thí nghiệm đều cho thấy rằng, việc tiêu thụ thừa chất đạm quá mức sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về vấn đề sức khỏe. Trong đó, công trình nghiên cứu được xem là toàn diện và đầy đủ nhất có lẽ là của tiến sĩ T.Colin Campbell, giáo sư danh sự của trường Đại học Cornell, Mỹ, và cộng sự. Các kết quả đã rõ ràng lối ăn uống của người Mỹ có quá nhiều thành phần động vật, ít rau quả và lượng đạm tiêu thụ tính trung bình khoảng 75% calorie trong khẩu phần ăn, dẫn đến một số bệnh lý mãn tính sau:
            Bệnh lý thận: Khi tiêu thụ quá mức protein, cơ thể phải nhận nhiều nitrogen hơn mức bình thường. Điều này bắt buộc thận phải tăng cường quá trình lọc để thải nitrogen qua nước tiểu. Nếu quá trình này kéo dài, sẽ dẫn đến những rối loạn ở thận. Đối với những người đã có bệnh lý suy thận mãn, nếu ăn nhiều đạm, bệnh sẽ nặng dần lên.
            Bệnh ung thư: Chất béo đã được công nhận là yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư, nhưng chất đạm cũng đóng vai trò không kém. Trong những cộng đồng có truyền thống ăn nhiều thịt, tần suất mắc bệnh ung thư đại tràng cũng tăng cao. Các nhà nghiên cứu cho rằng những yếu tố như: chất béo, đạm động vật, chất bảo quản và hormone trong thịt, không chất xơ...đều liên hệ mật thiết với các bệnh lý ung thư.
            Loãng xương và sỏi thận: Khẩu phần ăn nhiều đạm động vật sẽ làm cho môi trường máu có tính axit, và canxi từ xương bị huy động ra để trung hòa, sau đó được thận thải ra ngoài. Như vậy, ăn quá nhiều chất đạm sẽ khiến cơ thể mất nhiều canxi và dẫn đến bệnh loãng xương. Hơn nữa, việc tăng cường bài tiết canxi ở thận có thể dẫn đến sự tạo sỏi. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu của Anh ghi nhận rằng, khi thêm khoảng 30g protein từ cá vào khẩu phần ăn hằng ngày thì nguy cơ bị sỏi thận tăng lên khoảng 250%.


*     Bài học từ sai lầm của một chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng
Tiến sĩ T.Colin Campbell cần thổ lộ về sự thiển cận của  mình: “Bước đầu của tôi là từ trại nuôi bò sữa. Tôi là cậu bé Hoa Kỳ vắt sữa bò điển hình. Và tôi đã hời hợt tin tưởng rằng lối dinh dưỡng của người Mỹ là tốt nhất. Rồi tôi tốt nghiệp ở trường đại học Cornell và làm luận án tiến sĩ với cùng quan điểm đó. Trong nhiều phương diện, đó là luận án khuyến khích việc tiêu thụ thức ăn động vật: bơ, sữa, thịt, trứng và đặc biệt nhấn mạnh đến chất đạm. Vào giữa thập nhiên 60 của thế kỷ XX, tôi có dịp làm việc với một người khá ưu tú tại Philippines trong lĩnh vực dinh dưỡng. Chúng tôi thành lập một chương trình toàn quốc để nuôi các trẻ em suy dinh dưỡng.
            Một ngày nọ, trên sân golf, tôi tình cớ có cuộc trao đổi với một bác sĩ điều trị bệnh cho trẻ em từ 4 tuổi trở xuống. Anh thắc mắc rằng có những đứa trẻ ở tuổi này bị bệnh ung thư gan. Thật kỳ lạ vì đây là căn bệnh thường chỉ xảy ra ở người trung niên và cao tuổi. Rồi tôi bắt đầu quan sát, theo dõi và khám phá ra rằng, bệnh này chỉ xảy ra ở những đứa trẻ thuộc gia đình khá giả và được ăn uống đầy đủ nhất. Tôi nhận thấy chất đạm mà đa số trẻ em dùng là từ sữa bò. Điều này thật khó khăn cho tôi vì tôi xuất thân từ trại nuôi bò sữa. Sau đó, chúng tôi thử làm nghiên cứu so sánh giữa đạm động vật và đạm thực vật, và phát hiện ra rằng đạm thực vật không gây ra vấn đề gì cả”.
*                   Hàm lượng đạm nào thích hợp nhất?
Từ thực tế này đã thôi thúc T.Colin Campbell muốn tìm hiểu và làm sáng tỏ hơn nữa vấn đề chất đạm. Khi trở về Mỹ, ông tìm nguồn tài trợ cho dự án nghiên cứu toàn diện hơn để tìm ra lối dinh dưỡng nào hợp lý và tối ưu nhất cho sức khỏe con người. Vào những năm 1980 của thế kỷ XX, ông khởi sự dự án “Nghiên cứu Trung Hoa”, tại 130 ngôi làng, nơi người dân có truyền thống tiêu thụ chất đạm động vật thay đổi từ 0% đến 20%, và so sánh tần suất mắc bệnh mãn tính với người dân Mỹ. Sự việc sau cùng đối với ông đã sáng tỏ, đạm động vật là nguồn gốc của vấn đề. Vào năm 2004, ông đúc kết công trình nghiên cứu của mình trong cuốn sách “Nghiên cứu Trung Hoa”, và có đề cập rằng: “Trong 10 năm tới, chúng ta chắc chắn sẽ nghe nói rằng chất đạm từ động vật là một trong những chất dinh dưỡng độc hại nhất...”.
Ông bày tỏ rằng, sau cùng ông lại đi đến một kết luận khác hơn lúc ban đầu rất nhiều. Hóa ra lối dinh dưỡng bằng thực vật là gần gũi và lành mạnh nhất. Lượng chất đạm mà chúng ta thực sự cần chỉ khoảng 8-10% tổng lượng calorie trong khẩu phần ăn, và trong hầu hết thực vật có chứa cùng hàm lượng chất đạm như vậy. Và cảm tưởng sau hơn 40 năm trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng của ông là: Thiên nhiên đã thực sự làm ra sẵn mọi điều lý tưởng.  
BS. PHẠM VĂN TOẠI
Mọi chi tiết xin liên hệ gặp:  A.DŨNG
EMAIL : tieusa_vienduc@yahoo.com.
BLOG : vienduc.blogspot.com OR http://vn.360plus.yahoo.com/tieusa_vienduc.
ĐT       :  0908898449

ĂN CHAY VÌ TRÁI ĐẤT



TT - Hôm qua (6-10), chiến dịch “Ăn chay vì môi trường” lần đầu tiên được thực hiện tại VN - bắt đầu từ Hà Nội - dưới sự bảo trợ của Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live & Learn Vietnam).



Chiến dịch kêu gọi người dân bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái bằng việc giảm lượng thịt tiêu thụ trong các bữa ăn. Chiến dịch đang được công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ, quan tâm.

Người đưa ra ý tưởng và đang trực tiếp chỉ huy chiến dịch là bạn Đỗ Thị Thu Trang, sinh viên cao học thuộc chương trình cao học quốc tế Huế - Okayama, chuyên ngành khoa học môi trường, chủ nhiệm Câu lạc bộ GREACT Huế - câu lạc bộ hoạt động chính
về lĩnh vực môi trường.
Nhịp sống trẻ đã có cuộc trò chuyện với Thu Trang về chiến dịch này.

* Ý tưởng để Thu Trang phát động chiến dịch?

- Khi còn là sinh viên năm 2 Trường đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, mình đã có ý định làm một đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề “ăn chay và môi trường” . Nhưng vì nhiều lý do mà mình không thực hiện được đề tài. Rồi đến khi tham dự Diễn đàn thanh niên và phát triển bền vững 2010, được biết nhiều hơn các hoạt động của thanh niên trên thế giới cũng như cả nước, điều đó đã thôi thúc mình phải làm một cái gì đó thật ý nghĩa.
Sau khi tìm hiểu rất kỹ, mình đã mạnh dạn trình bày ý tưởng cho các thành viên tại diễn đàn. Và thật bất ngờ vì lúc đó có rất nhiều bạn đồng ý hưởng ứng chiến dịch.

* Giỏi giang và năng động

Đỗ Thị Thu Trang quê ở Phú Thọ. Tốt nghiệp đại học loại giỏi hệ đào tạo cử nhân chất lượng cao - chuyên ngành khoa học môi trường Trường đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội và là một trong số ít sinh viên nhận được học bổng thạc sĩ của chương trình hợp tác quốc tế giữa Trường đại học Okayama với Đại học Huế.
Trang còn là thành viên của Diễn đàn thanh niên và phát triển bền vững 2010, thành viên Cộng đồng tuổi trẻ hành động Huế (Hue Youth Action Community) - phụ trách mảng môi trường...

* Theo bạn, những khó khăn khi thực hiện chiến dịch này?

- Khi thực hiện chiến dịch, mình mới nhận ra hiện nay biến đổi khí hậu là một cụm từ rất quen thuộc, nhưng lại có quá nhiều người không hiểu thật sự về nguyên nhân và hậu quả của vấn đề này. Nhiều người vẫn nghĩ băng tan là một hiện tượng “ở một nơi xa lắm”. Nên đó không chỉ là khó khăn của chiến dịch ăn chay mà còn là trở ngại của nhiều chiến dịch về môi trường khác.
Hơn nữa, nhiều người cho rằng ăn chay không cung cấp đủ năng lượng và đảm bảo dinh dưỡng. Quan trọng hơn tất cả là việc thay đổi thói quen của mỗi cá nhân thật sự rất khó. Nên mình hi vọng bọn mình sẽ cố gắng hết sức để tạo ra một sự thay đổi.

* Cách thức thực hiện chiến dịch “
ăn chay vì môi trường” sẽ như thế nào?

- Hiện nay chiến dịch lấy mạng xã hội Facebook và website: vegvietnam.com làm công cụ chính để truyền thông cho chiến dịch, ngoài ra chiến dịch thường mở những gian hàng truyền thông tại các lễ hội và sự kiện về môi trường giúp mọi người hiểu hơn về chiến dịch.
Các cá nhân, câu lạc bộ có thể ăn chay theo từng cá nhân, ăn chay theo nhóm, kêu gọi bạn bè, người thân, đồng nghiệp ăn chay tại nhà hoặc các cửa hàng ăn chay tại khu vực bạn đang sống và làm việc. Người tham gia sẽ chụp ảnh và gửi cho chiến dịch kèm với một thông điệp, câu chuyện về ăn chay của bạn, của nhóm/CLB của bạn. Những câu chuyện hay và những bức ảnh độc đáo sẽ được nhận một phần quà nhỏ của chiến dịch.
Ở miền Bắc, các thành viên đăng ký ăn chay từ ngày 6 đến 11-10 (ngày diễn ra lễ hội ẩm thực tại Hà Nội). Còn miền Nam và miền Trung sẽ đồng loạt thực hiện chiến dịch vào ngày 10-10.

* Đây là một trong những chiến dịch đầu tiên tại VN, bạn có thể đánh giá về tính khả thi của chiến dịch?

Chiến dịch sẽ được thực hiện trong một thời gian dài với giai đoạn thử nghiệm là năm tháng, mục tiêu là giúp người dân hiểu và duy trì thói quen ăn chay hằng tháng và thực hiện điều đó ngay cả khi kết thúc chiến dịch. Mình tin chiến dịch này có thể lan tỏa tới nhiều người.
Hiện nay các phong trào chống biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ khắp nơi trên thế giới như: phong trào “1 tỉ cây xanh” của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), phong trào 350, chiến dịch TckTckTck... Hơn nữa, năm nay là Năm quốc tế thanh niên, nên mình nghĩ thanh niên VN cũng sẽ rất sẵn sàng hòa cùng không khí chung của thanh niên thế giới trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.


Mọi chi tiết xin liên lạc A.DŨNG để nhận tài liệu miễn phí.

 EMAILtieusa_vienduc@yahoo.com
 BLOG :  vienduc.blogspot.com
              http://vn.360plus.yahoo.com/tieusa_vienduc
  ĐT       :  0908898449

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

CÔ GÁI ĂN CHAY VÌ MÔI TRƯỜNG


 CÔ GÁI ' ĂN CHAY VÌ MÔI TRƯỜNG
hằm hạn chế nguồn khí thải nhà kính, kêu gọi người dân giảm ăn thịt, Trang đã phát động chiến dịch “Ăn chay vì môi trường”. Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, chiến dịch đã thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia.

Đỗ Thị Thu Trang, cô gái đã đưa ra chiến dịch xanh “Ăn chay vì môi trường". Ảnh: Văn Nguyễn.
Chiến dịch “Ăn chay vì môi trường” được phát động dưới sự bảo trợ của Trung tâm sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live&Learn Vietnam). Tại hội thảo sống xanh 2010 diễn ra ngày 19/12 vừa qua ở Hà Nội, chiến dịch đã đoạt giải “Sáng kiến sống xanh hay nhất”.
Người đưa ra ý tưởng đặc biệt này là Đỗ Thị Thu Trang, sinh viên thuộc chương trình cao học quốc tế Huế - Okayama (Nhật Bản), chuyên ngành Khoa học môi trường. Được phát động đầu tháng 10/2010, đến nay chiến dịch đang duy trì ăn chay cố định vào một ngày trong tháng ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Tốt nghiệp loại giỏi hệ đào tạo cử nhân chất lượng cao, chuyên ngành khoa học môi trường, ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội, cô sinh viên quê Phú Thọ này là một trong số ít sinh viên nhận được học bổng thạc sĩ của chương trình hợp tác quốc tế giữa ĐH Okayama với ĐH Huế.
Nói về ý tưởng của mình, Thu Trang cho biết: “Khi còn là sinh viên, mình đã có ý định làm đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề ăn chay và môi trường, nhưng phải đến khi tham gia diễn đàn thanh niên và phát triển bền vững 2010, cùng với quá trình tìm hiểu kỹ về các hoạt động môi trường ở Việt Nam và thế giới, mình mới mạnh dạn trình bày ý tưởng. Thật bất ngờ có rất nhiều bạn đồng ý hưởng ứng chiến dịch”.
Nói nghe có vẻ đơn giản nhưng khi bắt tay vào thực hiện chiến dịch, Thu Trang và các cộng sự mới nhận ra rằng biến đổi khí hậu là cụm từ rất quen thuộc, nhưng lại có quá nhiều người không hiểu thực sự về nguyên nhân và hậu quả của nó. Thêm vào đó là tâm lý người dân e ngại ăn chay không cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng.
Khi chiến dịch được phát động tại thành phố Huế, Trang đã phải rất vất vả mới kêu gọi được các câu lạc bộ, đội nhóm tình nguyện cùng tham gia. Cô cũng đã liên lạc với GS.TS triết học Thái Kim Lan từ bên Đức về nói chuyện để các bạn trẻ hiểu hơn về mục đích, hiệu quả của việc ăn chay đối với môi trường cũng như sức khỏe con người.
Thu Trang dùng facebook làm công cụ chính để truyền thông, đồng thời mở những gian hàng truyền thông tại Gò Đống Đa (Hà Nội) để giúp mọi người hiểu hơn về chiến dịch.



Đông đảo bạn trẻ tham gia ăn chay tại Huế. Ảnh: Văn Nguyễn.

Điều làm cho cô gái 24 tuổi này vui nhất là ngay khi phát động chiến dịch nhân ngày 10/10 tại Huế, Đà Nẵng, Hà Nội và TP HCM đã có gần 1.700 người tham gia. Và đến nay, chiến dịch đã có mặt tại Bình Dương, Phú Yên, Tiền Giang với sự hào hứng tham gia của đông đảo bạn trẻ.
“Có được sự thành công bước đầu này là sự nỗ lực của các thành viên trong diễn đàn và các cộng sự. Và mình tin với sức trẻ, các bạn sẽ tiếp tục thực hiện trong những tháng tiếp theo”, Thu Trang bộc bạch.
Nói về dự định tiếp theo, Thu Trang cho biết: “Hiện tụi mình đang viết một cuốn sách Cách nấu các món ăn chay, dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2011. Tụi mình cũng sẽ tổ chức lớp dạy nấu ăn chay miễn phí cho các bạn sinh viên”.
Văn Nguyễn

 
Mọi chi tiết xin liên hệ gặp:  A.DŨNG 
 
    EMAIL  :   tieusa_vienduc@yahoo.com
    BLOG  :  vienduc.blogspot.com
                 http://vn.360plus.yahoo.com/tieusa_vienduc
    ĐT         :  0908898449



CỔ TÍCH CÓ THẬT


CỔ TÍCH CÓ THẬT

Nhöõng ai ñaõ töøng bieát veà Taï Ñình Nhöït, chuû nhaø haøng aåm thöïc chay Voâ Thöôøng Quaùn, ñeàu ví cuoäc ñôøi cuûa anh nhö caâu chuyeän coå tích coù thaät
N
HÖÏT LAØ MOÄT CAÄU BEÙ coù gia caûnh ngheøo khoå, moà coâi cha khi chöa troøn moät tuoåi, meï bò muø loøa laïi khoâng coù nhaø cöûa neân hai meï con phaûi daét díu nhau ñeán ôû nhôø nhaø dì. Tröôùc söùc eùp cuûa mieáng côm manh aùo, môùi hôn 10 tuoåi, Nhöït ñaønh boû dôû chuyeän hoïc haønh, roài lao vaøo coâng vieäc möu sinh, röûa baùt, chaïy baøn... kieám tieàn lo cho cuoäc soáng hai meï con. Lôùn hôn moät chuùt, Nhöït ñi hoïc naáu aên, roài tham gia caùc cuoäc thi aåm thöïc vaø mang veà nhieàu giaûi thöôûng. Nhöït ñöôïc khaùch saïn naêm sao Majestic nhaän vaøo laøm, vaøi naêm sau Nhöït veà daïy naáu aên taïi tröôøng Ñaøo taïo beáp chuyeân nghieäp Tp. HCM. Giôø Taï Ñình Nhöït laø chuû nhaø haøng aåm thöïc chay Voâ Thöôøng Quaùn treân ñöôøng Traàn Quang Khaûi, Q.1, TP. HCM.

Tuoåi thô cô cöïc

Taï Ñình Nhöït sinh naêm 1988, cha ñoät ngoät qua ñôøi khi caäu chöa trong moät tuoåi. Ñeán naêm 12 tuoåi, meï ñoå beänh naëng, ñoâi maét meï cöù môø daàn. Bao nhieâu tieàn baïc coù ñöôïc ñeàu doàn vaøo vieäc ñieàu trò beänh, thaäm chí caên nhaø che naéng che möa cuûa hai meï con cuõng phaûi baùn ñi lo chöõa beänh cho meï, nhöng beänh tình cuûa baø khoâng thuyeân giaûm, cuoái cuøng caên beänh quaùi aùc ñaõ cöôùp ñi aùnh saùng cuûa baø.
12 tuoåi, caùi tuoåi coøn quaù nhoû ñeå lo toan vaø tính toaùn nhöng Ñình Nhöït ñaõ trôû thaønh truï coät chính trong gia ñình, caäu phaûi laøm ñuû vieäc ñeå kieám mieáng aên haøng ngaøy, chaêm soùc meï taät nguyeàn. Nhôù laïi nhöõng ngaøy cô cöïc, Nhöït khoâng neùn ñöôïc xuùc ñoäng: “Cuoäc soáng cuûa hai meï con phaûi chòu ôn caûm thoâng cuûa nhieàu ngöôøi töø vieäc ñöôïc cho ôû nhôø ñeán hoã trôï caùi aên soáng qua ngaøy”.
Duø tuoåi thô cuûa Nhöït cô cöïc, thieät thoøi hôn nhöõng baïn cuøng trang löùa, nhöng Nhöït khoâng laáy ñoù laøm buoàn tuûi, buoâng xui maø noã löïc khoâng ngöøng ñeå cuoäc soáng hai meï con bôùt cô haøn hôn. ÔÛ tuoåi 12, Nhöït ñaõ bieát nhaän quai guoác veà theâu, röûa cheùn thueâ, chaïy baøn cho nhaø haøng. Cuõng töø ñaây chuyeän hoïc haønh cuûa Nhöït ñaønh gaùc laïi. Nhôø may maén, Nhöït ñöôïc ngöôøi quen thöông tình giôùi thieäu hoïc ngaønh beáp taïi tröôøng Nghieäp vuï  nhaø haøng cho treû em ñöôøng phoá. Nhöït lieân tuïc ñöôïc thaày coâ choïn ñi thi vaø ñoaït giaûi trong caùc cuoäc thi tay ngheà treû caáp thaønh phoá vaø quoác gia.

Vöôn leân 

Khaâm phuïc taøi naêng vaø yù chí cuûa Nhöït, khaùch saïn Majestic ñaõ nhaän caäu vaøo laøm khi coøn hôn moät thaùng nöõa môùi keát thuùc khoùa hoïc. ÔÛ ñoä tuoåi ñoâi möôi, Nhöït laø ñaàu beáp treû nhaát trong ñoäi nguõ ñaàu beáp ôû moät khaùch saïn naêm sao noåi tieáng.
Töø moät caäu beù chaïy baøn ngaøy naøo, Nhöït ñaõ trôû thaønh ngöôøi ñaàu beáp laønh ngheà, ñöôïc nhieàu ngöôøi bieát ñeán. Ñình Nhöït baét ñaàu xuaát hieän nhieàu treân caùc phöông tieän truyeàn thoâng ñaïi chuùng vaø ñaëc bieät laø khaùch môøi cuûa nhieàu chöông trình aåm thöïc. Nhöït chia seû: “Ñeå trôû thaønh moät ñaàu beáp gioûi caàn phaûi coù kieán thöùc aåm thöïc, khaû naêng toå chöùc moät böõa aên, bieát caùch choïn thöïc phaåm töôi soáng... ñaëc bieät laø thaät söï yeâu thích coâng vieäc vaø kieân nhaãn ñeo ñuoåi ngheà”.
Vôùi öôùc mô truyeàn ngheà laïi cho caùc em theá heä sau, nhaát laø nhöõng phaän ñôøi moà coâi, Ñình Nhöït ñaõ choïn loái reõ veà tröôøng Nghieäp vuï nhaø haøng daïy cho treû em ñöôøng phoá vaø ñaàu quaân cho tröôøng Ñaøo taïo beáp chuyeân nghieäp TP.HCM. Nhöït cho bieát theâm: “Toâi muoán goùp söùc mình giuùp nhöõng ngöôøi coù phaän ñôøi khoâng may coù caùi ngheà trong tay. Bieát ñaâu, töø ngheà hoï hoïc ñöôïc, soá phaän seõ ñoåi khaùc. Gioáng nhö toâi chaúng haïn”.
Khoâng döøng laïi ôû ñoù, sau thôøi gian tích luõy kinh nghieäm, tieàn baïc, Ñình Nhöït vaø nhöõng ngöôøi baïn cuûa mình ñaõ quyeát ñònh môû nhaø haøng chay Voâ Thöôøng Quaùn ñeå coù ñieàu kieän hôn cho vieäc truyeàn ngheà, goùp phaàn giuùp ñôõ nhöõng hoaøn caûnh baát haïnh gioáng Nhöït tröôùc ñaây. Nhöït noùi: “Cuõng may toâi vöøa traû xong tieàn mua nhaø cho meï. Vôùi toâi, ñöôïc giuùp ñôõ nhöõng ngöôøi cuøng caûnh ngoä vaø phuïng döôõng meï laø nieàm vui lôùn nhaát”.

                                                 Mọi chi tiết xin lieân heä : Gaëp Duõng
                                                 ÑT :0908898449
                                                 EMAIL: tieusa_vienduc@yahoo.com

NHỮNG NGƯỜI BÌNH DỊ QUANH TA



Sống hết mình...

Vâng, bạn đã sống hết mình để thành công với nghề, để chia sẻ với cuộc sống này và mang niềm
vui cho mẹ. Bạn bảo: “Đối với mình, mẹ là mùa xuân, là chỗ dựa tinh thần”. Và đối với nhiều trẻ em ở Bệnh viện Ung Bướu và một vài trung tâm thì bạn chính là... mùa xuân bởi mỗi lần bạn đến thì các em lại có nhiều tiếng cười hơn! Bạn là Tạ Đình Nhựt, 22 tuổi, đầu bếp của Khách sạn 5 sao Majestic (TP.HCM).

Những bước đi tới...

Đến thăm nhà Nhựt, căn nhà nhỏ ở con hẻm cụt
thuộc Q.4, TP.HCM - nơi được bạn xem là “chốn về bình yên” vì nơi đó có mẹ. Mẹ Nhựt bị mù khi bạn còn đang là học sinh tiểu học. Trước đó, khi chưa tròn 3 tuổi bố Nhựt - trụ cột chính của gia đình đã tạm biệt cõi đời ra đi, để lại nhiều nỗi lo cơm áo cho hai mẹ con. Trong thời gian ấy cả hai mẹ con Nhựt đã trải qua vô vàn khó khăn, làm đủ thứ việc: buôn thúng bán bưng, thêu, may… để kiếm sống. Vì vậy mà căn bệnh của mẹ Nhựt phát hiện muộn, chữa không kịp nên đã đẩy bà vào cảnh tối tăm.

Nghe mẹ của Nhựt nói về bạn lúc nhỏ mới thấy
thương và phục anh chàng đầu bếp cao to hiện tại: “Hồi đó nhỏ, nhưng Nhựt nó biết thương mẹ lắm. Biết nghe lời và chịu khó học hỏi, khéo tay…”. Có lẽ nhờ tố chất đó mà sau khi hoàn cảnh kiệt quệ, phải nghỉ học rồi học nghề bếp ở Trường Nghiệp vụ Nhà hàng dành cho trẻ đường phố (Q.Bình Thạnh) Nhựt đã nhanh chóng phát triển bản thân, tạo được nhiều cơ hội cho chính mình. Khi nói về quá trình từ một cậu bé nghèo, mẹ bị mù, phải nghỉ học đến một đầu bếp 5 sao như hiện nay, Nhựt luôn nhắc: “Tất cả đều nhờ sự sẻ chia của nhiều người, trong đó có những người như mẹ nuôi có tấm lòng ở nước Pháp xa xôi, cô giáo dạy nghề… Và quan trọng là mẹ đã luôn vững vàng để động viên Nhựt”.
Sự vững vàng của người mẹ ấy, chúng tôi cảm nhận được qua câu chuyện của bà kể về việc thích nghi với bóng tối. Là một người mù bẩm sinh thích nghi với môi trường sống của mình sẽ dễ hơn một người đã từng sáng mắt, từng đi nhiều, làm nhiều như mẹ Nhựt. Thế nhưng, nghĩ đến con, đến những người đồng cảnh ngộ làm được những việc đơn giản đến những việc lớn lao khác mà bà đã quyết học cách sống với bóng tối. Hiện nay mẹ Nhựt đã có thể nấu ăn, nấu nước, pha chế cà phê, dọn dẹp nhà cửa… Điều đó đã giúp Nhựt yên tâm và là nguyên nhân giúp bạn thành công trong công việc.

Và những chia sẻ...

Sẽ thật thiếu sót nếu nói về Nhựt mà bỏ quên những điều bạn đã góp nhặt trong cuộc sống bằng những sẻ chia ý nghĩa. Đó là việc Nhựt đã chung tay thực hiện hoặc làm cầu nối cho nhiều người đến với từ thiện. Gặp chương trình “Ước mơ của Thúy” do Báo Tuổi Trẻ khởi xướng - chương trình dành cho bệnh nhi ung thư và bạn đã xung phong làm đầu bếp trong mỗi tháng tổ chức sinh nhật cho các em ở Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. Khi thì nấu súp, khi thì các món nước thật ngon cho các em nên Nhựt trở thành người được các em nhắc tới khá nhiều. Song song đó là chương trình đến với trẻ em ở một trung tâm nhân đạo nuôi trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, ở đây Nhựt trở thành người thân của các em. Có đến và thấy các em ôm vai, bá cổ, chơi hết cỡ khi có sự xuất hiện của Nhựt mới thấy “tâm truyền tâm” giữa những con người bình dị ấy đã đạt mức không ranh giới. Nói về những điều này, chúng tôi nghĩ đến tình thương rộng lớn mà đạo Phật hướng về: tình nhân loại, chúng sinh. Anh chia sẻ: “Mình làm được gì thì sẽ cố gắng làm hết sức mình”. Vì vậy mà mỗi khi đi xa thành phố, công tác vào những ngày có chương trình Nhựt đều lo và trăn trở. Cái tâm trong sáng và tình thương của anh hẳn cũng xuất phát từ lòng mến đạo Phật, nhiều lúc nghe kinh Phật, nghe nhạc thiền, nghe Trịnh để rồi Nhựt rút ra điều giản dị: sống cần phải phải sẻ chia để cuộc sống giảm bớt những nỗi khổ, niềm đau… Kết thúc buổi nói chuyện với anh là một câu chào mà tôi vẫn hay chào: “Nam mô A Mi Đà Bụt”. Nhựt chắp tay và chào lại: “Nam mô A Mi Đà Bụt”. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng làm tôi tự nhiên thấy ấm lòng. Khi chấp bút bài viết này, lật lại cuốn sổ ghi chép, tôi nhớ ước mơ của Nhựt là: Mai mốt, sau khi lo cho mẹ xong mình sẽ tìm một nơi  nào đó thật yên tĩnh để tu, Đà Lạt chẳng hạn!
LƯU ĐÌNH LONG


ÁNH SAO ĐÊM CHO CON SÁNG SOI LÀ MẸ YÊU...



Ngày hôm nay, chủ nhật đầu tiên được thanh thản ở nhà...hôm nay ngày của mẹ. Đúng ra hai mẹ con mình phải đi chơi Mẹ nhỉ...con còn nhớ hồi còn nhỏ xíu , Mẹ dắt con đi sở
thú chơi. Lúc đó con cứ đòi hết cái này đếm cái kia...rồi còn đi rong trên các con đường với bác Cyclo. Nhớ sao cảm giác ngồi Cyclo thật thích. Lúc đó Saigon chưa đông đúc như bây giờ. Gần hai chục năm rồi, mọi chuyện như kí ức không phải mờ, giờ chỉ còn cảm giác bâng khuâng mỗi lần đí ngang Thảo Cầm Viên...hay bất chợt rong rủi trên con đường nào trong kí ức. Tình Mẹ cao quí quá , từ ngày đi làm con đến nay...chỗ nào con cũng đi đến , đi qua...nhưng về không dám kể Mẹ nghe vì sợ mẹ buồn...công việc cứ cuốn lấy , để rồi cứ lo chuyện cơm áo gạo tiền. Đến bây giờ con cũng chưa nắm tay mẹ đi đâu đó...dù biết trong lòng Mẹ đi đến nơi đó cùng con. Con hứa sẽ cố gắng công việc mới tốt hơn để tạo ra cơ hội cho con và Mẹ có dịp cùng nhau đi du lịch Mẹ nhé...Vậy ngày hôm nay con sẽ nấu Mẹ ăn và chiều nay chở Mẹ đi dạo một vòng , và vào thăm Cha....tối nay con tặng Mẹ một món quà.....
Email: tieusa_vienduc@yahoo.com
Mobile: 0908898449